Chim Bách Thanh là một loài chim có kích thước nhỏ bé nhưng lại có tập tính săn mồi đặc biệt. Chúng thường được xem là mối đe dọa đối với những người săn chim cảnh. Nếu không phải người có thú vui nuôi chim thì có thể bạn sẽ không biết đến loài chim này. Nhìn chung, Bách Thanh là một loài chim có vẻ ngoài và tập tính rất thú vị. Cùng Phạm Vinh tìm hiểu ngay về giống chim này trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Tìm hiểu về chim Bách Thanh
Chim Bách Thanh hay còn gọi là chim Chàng Làng, Tiểu Ưng. Bách Thanh có danh pháp khoa học là Laniidae, là một họ chim trong bộ Sẻ (Passeriformes). Giống chim này thường được phân bố rộng ở 2 châu lục là Châu Á, Châu Âu và phía Bắc Mỹ. Tại Việt Nam hiện nay khá ít người nuôi chim Bách Thanh nên có thể bạn sẽ hiếm gặp chúng.
Đặc điểm
Xét về hình dáng bên ngoài, chim Chàng Làng có kích thước bé như loài chim Sẻ thông thường. Tuy nhiên, cơ thể của chúng lại vô cùng rắn chắc, đầu to, mỏ ngắn cụp như chiếc móc câu. Bên trong phần mỏ có hai chiếc răng nhọn thuận tiện cho việc săn bắt con mồi. Chính vì là loài ăn thịt và khả năng săn mồi nhạy bén mà chúng còn được gọi là Tiểu Ưng.
Đặc điểm nhận dạng lớn nhất của các loài Bách Thanh là đầu có màu xám, mặt màu đen, cánh màu đen xen kẽ những đốm trắng nhỏ.
Tổng chiều dài cơ thể của chim Bách Thanh chỉ từ 20 – 23cm và chỉ nặng khoảng 60gram. Mặc dù sở hữu cặp chân nhỏ và khẳng khiu nhưng chân chúng lại vô cùng chắc khỏe. Bộ móng vuốt trên chân chúng cũng cực kỳ sắt nhọn, giúp cho việc săn mồi của chúng trở nên dễ dàng hơn.
Sinh sản
Mùa giao phối và sinh sản của chim Chàng Làng là từ tháng 2 đến tháng 6. Cá thể chim đực sẽ mang con mồi đến và ghim xác chúng trên cành cây hay hàng rào đồng thời cất tiếng hót để gọi bạn tình. Đồng thời, khi đến mùa giao phối thì con đực và cái sẽ cùng nhau làm tổ để chuẩn bị cho việc sinh sản. Tổ của chúng thường được đặt ở trong các bụi rậm, đồng cỏ để tránh sự tấn công của các loài vật khác. Trung bình mỗi lần giao phối thì chim Bách Thanh cái có thể đẻ từ 4 – 7 trứng.
Tập tính săn mồi
Tập tính săn mồi của chim Bách Thanh có phần khá đặc biệt. Chúng thường sẽ không ăn con mồi ngay lập tức mà sẽ treo lên để ăn từ từ. Một số ý kiến cho rằng đây là cách để chúng dự trữ nguồn thức ăn của mình. Thức ăn của loài chim này thường là các loài chim nhỏ khác, sâu bọ, côn trùng hoặc các loài bò sát kích thước bé như thằn lằn, kỳ nhông,..
Trong môi trường nuôi nhốt thì chúng có thể ăn các loại sâu bọ được chủ nuôi cung cấp. Đối với chim Bách Thanh non thì có thể ăn bột hoặc cám choc him. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm các loại thức ăn tươi cho chim như: Thịt lợn, châu chấu, cào cào, thịt gà… cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho chim phát triển.
7 loài chim Bách Thanh thường gặp
Theo Wikipedia có chia sẻ, trong tự nhiên, Bách Thanh có tổng cộng 34 loài, chia thành 4 chi:
- Lanius (30 loài)
- Eurocephalus (2 loài)
- Corvinella: Bách thanh mỏ vàng
- Urolestes: Bách thanh ác là
Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu ghi chép lại thì 7 loài sau đây là phổ biến nhất:
Bách Thanh đầu đen
Danh pháp khoa học của Bách Thanh đầu đen là Lanius Schach. Chúng thường được mô tả là đỉnh đầu có màu xám bạc, cánh và đuôi màu đen. Phần lông trên lưng đến đùi có hai màu hung đỏ, ngực có màu trắng. Đặc điểm nhận dạng dễ thấy nhất của chúng chính là đuôi dài từ 15 – 20cm, đầu có 1 vệt đen từ sống mũi đến hai bên mắt.
Bách Thanh lưng xám
Tên khoa học của chúng là Lanius Tephronotus, tại Việt Nam chúng là loài Bách Thanh được nuôi nhiều nhất. Phần lông trên đỉnh đầu và lưng của chúng có màu xám bạc nên được gọi là Bách Thanh lưng xám.
Bách Thanh Vằn
Chim Bách Thanh Vằn có danh pháp khoa học Lanius Tigrinus. Chúng được nhân biết nhờ phần cánh và lưng có màu hung nâu kết hợp với vằn đen. Tại phần đầu và gáy chim có màu xám xanh, sống mũi và vành mắt chúng cũng có một vệt đen trải dài như các loài khác. Xét về tính cách thì chúng là giống cô đơn và nhút nhất nhất trong 7 loài Bách Thanh.
Bách Thanh Xám nhỏ
Có tên khoa học là Lanius Minor và có vẻ ngoài giống Bách Thanh Lưng Xám. Tuy nhiên kích thước của chúng chỉ nhỏ bằng chim sâu và thường sống ở những vùng đất khô cằn.
Bách Thanh Nâu
Chúng có danh pháp khoa học là Lanius Cristatus và sở hữu bộ lông màu nâu hạt dẻ đáng yêu. Phần dưới cổ và bụng có màu trắng và có vệt đen từ sống mũi qua vành mắt.
Bách Thanh miền Bắc
Chàng Làng miền Bắc có danh pháp khoa học Lanius Humeralis. Đặc điểm của loài này là có thân hình nhỏ nhắn như chim sẻ. Bộ lông của chúng được chia thành hai màu đen trắng rõ rệt giữa phần trên và dưới của cơ thể.
Bách Thanh miền Nam
Cơ thể của Chim Bách Thanh miền Nam cũng được chia làm 2 màu rõ rệt. Phần trên cánh, lưng, đầu của chúng có màu đen bạc. Còn phần bụng cổ của chúng thì có màu trắng xám. Chúng được gọi với cái tên khoa học là Lanius Collaris.
Kỹ thuật nuôi chim Bách Thanh đúng cách
Chim Bách Thanh không phải là loài chim khó nuôi hay khó chăm sóc. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý đến nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống của chúng. Chỉ có như vậy thì chim Chàng Làng mới có thể phát triển khỏe mạnh và sinh trưởng tốt được.
Thức ăn cho chim
Nhu cầu dinh dưỡng của Tiểu Ưng sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi, bạn cần phải lưu ý:
- Nếu là chim non thì bạn chỉ nên cho chim ăn các loại thức ăn tươi như trứng kiến, sâu, cào cào, châu chấu,… Kèm theo đó, có thể bổ sung thêm bột cho chim để trộn với nước uống. Khẩu phần ăn hàng ngày của chim nên được chia nhỏ thành nhiều bữa nhỏ với lượng thức ăn vừa đủ. Đến khi chim lớn hơn một chút thì có thể cho chúng ăn trái cây để bổ sung khoáng chất cần thiết.
- Còn đối với chim bổi thì cần tập cho chim ăn cám bằng cách trộn với trái cây tươi. Cùng với đó là vẫn bổ sung cho chim những loại thức ăn tươi như: Cào cào, sâu chim… để cung cấp khoáng chất cho chim.
Lồng nuôi
Như đã chia sẽ ở phía trên của bài viết, Bách Thanh là loài săn mồi và có cơ thể rất rắn chắc, khỏe mạnh. Bạn nên cân nhắc lựa chọn loại lồng nhốt có kích thước to vừa đủ, khung lồng chắc chắn, khó xê dịch. Kích thước đường kính lồng từ 40 – 45 cm và cao từ 50 – 60cm là được.
Bên trong lồng cần được trang bị đầy đủ máng ăn, máng nước và máng chắn phân. Đặc biệt bạn cần trang bị áo trùm lồng, để giúp chim mới về không bị hoảng loạn và làm quen dần với môi trường nuôi nhốt.
Tắm cho chim
Tắm cho chim là cách để loại bỏ bụi bẩn và lông thừa trên bề mặt cơ thể của chim Bách Thanh. Từ đó sẽ giúp hạn chế được các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn từ môi trường tích tụ trên lông. Tuy nhiên, bạn không nên tắm cho chim non hoặc chim sơ sinh. Bạn chỉ nên tắm cho chim bổi và dùng nước ấm để tắm. Thời điểm thích hợp để tắm cho chim là từ 10h – 12h hằng ngày. Còn tắm nắng thì từ 8h – 9h và mỗi ngày tắm từ 15 – 20 phút là được.
Cách chăm sóc
Chim Chàng Làng là loài chim có tính hoang dã và khó thuần nuôi. Vì thế sau khi mua về bạn nên đặt chim vào lồng ngay và dùng trùm lồng úp lên. Từ đó chim có thể làm quen dần với môi trường sống mới và không còn hung dữ nữa. Khi cho ăn thì bạn nên dùng que để đút, không nên dùng tay để đút thức ăn cho chim trong giai đoạn này. Nguyên nhân là vì lúc này Bách Thanh vẫn còn bản tính hung dữ, chúng rất có thể sẽ cắn vào tay bạn gây chảy máu.
Cùng với đó là bạn nên vệ sinh lồng chim định kỳ, cho chim tắm mát và tắm nắng thường xuyên để phát triển ổn định.
Chim Bách Thanh có giá bao nhiêu?
Bách Thanh là một giống chim chưa được phổ biến tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng là loài chim khó thuần tính nên nhu cầu nuôi không cao. Vì thế mà mức giá của loài chim này không quá cao và phụ thuộc vào độ tuổi, độ thuần tính của chúng:
- Một chú chim non thường có mức giá dao động từ 100.000 – 120.000 vnđ/con.
- Còn với chim bổi chưa thuần sẽ có mức giá dao động từ 200.000 – 400.000 vnđ/con.
- Chim Bách Thanh bổi đã thuần sẽ có mức giá dao động từ 500.000 – 1.000.000 vnđ/con.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin về chim Bách Thanh – một loài chim đẹp và nhiều điều thú vị. Nếu bạn muốn nuôi loài chim này thì Phạm Vinh lưu ý với bạn một điều là không nên nuôi chúng cùng các con chim khác. Chúng có thể ăn cả những chú chim khác nếu đói bụng hoặc cảm thấy bị đe dọa đấy nhé!